Blog

Khung đánh giá năng lực cá nhân ICB theo tiêu chuẩn tổ chức quốc tế IPMA

Khung đánh giá năng lực cá nhân (ICB) là tiêu chuẩn toàn cầu nhằm đo lường năng lực cho các cá nhân do Hiệp hội Quản lý dự án thế giới (IPMA) xây dựng. Đây là nền tảng thúc đẩy và cung cấp các kỹ năng cần thiết để các cá nhân phát triển năng lực. Vậy khung đánh giá năng lực cá nhân ICB gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khung ICB là gì?

ICB là viết tắt của Individual Competences Baseline (tạm dịch: Khung đánh giá năng lực cá nhân). Đây là tiêu chuẩn đánh giá năng lực toàn cầu dành riêng cho những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án, quản lý chương trình và quản lý danh mục dự án. Khung đánh giá năng lực ICB được nghiên cứu và phát triển bởi IPMA – Hiệp hội Quản lý dự án thế giới.

ICB cung cấp đầy đủ các yếu tố chủ quan và khách quan đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý dự án, quản lý chương trình và quản lý danh mục đầu tư, từ đó giúp các cá nhân xác định được lộ trình phát triển kỹ năng của bản thân trong các lĩnh vực này, xác định kỹ năng nào cần bổ sung. Đây cũng là nền tảng để các nhân sự thuộc ba lĩnh vực trên thực sự làm chủ công việc của mình, tiến xa hơn trong ngành quản lý.

Mục tiêu của khung ICB?

Đối tượng khung ICB hướng tới là những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án, quản lý chương trình và quản lý danh mục đầu tư. Mục tiêu chính của khung đánh giá năng lực cá nhân này là đưa ra nền tảng đánh giá, phát triển và định hướng cho toàn ngành.

Khung ICB được thiết kế hướng tới toàn bộ các nhân sự làm việc trong ngành quản lý dự án, chương trình và hạng mục đầu tư.
Khung ICB được thiết kế hướng tới toàn bộ các nhân sự làm việc trong ngành quản lý dự án, chương trình và hạng mục đầu tư.

Các yếu tố chính của khung ICB?

Khung ICB định nghĩa: “Năng lực là khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng và khả năng để đạt được kết quả mong muốn”. Trong đó, kiến thức là tổ hợp các thông tin và kinh nghiệm một cá nhân sở hữu, kỹ năng là những năng lực chuyên môn cụ thể cho phép một cá nhân thực hiện nhiệm vụ công việc, và khả năng là việc truyền tải kiến thức và kỹ năng hiệu quả trong một hoàn cảnh cụ thể.

Dựa trên các định nghĩa này, IPMA xây dựng Khung đánh giá năng lực của mình bao gồm các loại năng lực liên quan đến 03 lĩnh vực chính: con người, thực thi và nhận thức. Một cá nhân cần có năng lực nhận thức để chỉ ra bối cảnh của dự án, năng lực con người để giải quyết các chủ đề cá nhân, xã hội, và năng lực thực thi để giải quyết các tác vụ cụ thể trong quá trình quản lý dự án.

Khung ICB bao gồm 03 lĩnh vực năng lực chính mô tả những yêu cầu cần thiết ở một nhân sự làm việc trong ngành quản lý dự án, chương trình, và danh mục dự án.
Khung ICB bao gồm 03 lĩnh vực năng lực chính mô tả những yêu cầu cần thiết ở một nhân sự làm việc trong ngành quản lý dự án, chương trình, và danh mục dự án.

Với từng lĩnh vực, IPMA tiếp tục chia thành nhiều yếu tố nhỏ. Tổng cộng tạo thành 28 yếu tố khác nhau để đánh giá toàn diện năng lực quản lý dự án của một nhân sự.

1. Năng lực về con người

Loại năng lực này bao gồm các năng lực cá nhân và mối quan hệ cần thiết để tham gia hoặc lãnh đạo một dự án, chương trình hoặc danh mục đầu tư. Năng lực về con người liên quan đến các năng lực cá thể và tập thể của mỗi cá nhân.

Trong năng lực con người gồm 10 yếu tố:

  • Khả năng hiểu và quản lý bản thân: biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; cầu thị, học hỏi liên tục.
  • Sự chính trực và uy tín: chịu trách nhiệm với các quyết định của mình; làm việc nhất quán; trách nhiệm cao.
  • Khả năng giao tiếp: truyền đạt thông tin rõ ràng; trao đổi cởi mở; giao tiếp phù hợp;…
  • Các mối quan hệ: lắng nghe ý kiến người khác; tin tưởng vào năng lực người khác; khơi gợi được sự đồng tâm của mọi người.
  • Khả năng lãnh đạo: chủ động trong công việc; đưa ra phương hướng phát triển, chỉ dẫn cho các thành viên trong nhóm.
  • Khả năng làm việc nhóm: thúc đẩy trao đổi chủ động, minh bạch trong nhóm; hỗ trợ thành viên trong nhóm; giao việc đúng người, đúng năng lực; đúc rút được bài học từ các lỗi đã gặp phải và cùng mọi người đưa ra bài học phòng ngừa trong tương lai.
  • Xử lí xung đột và khủng hoảng: dự đoán trước khủng hoảng; phân tích được nguyên do từ đó đưa ra hướng xử lí phù hợp; giảm thiểu thiệt hại do rủi ro; tiếp thu và chia sẻ kinh nghiệm từ những khủng hoảng đó để phòng tránh sau này.
  • Sự linh hoạt: tạo dựng một môi trường cởi mở và sáng tạo; tư duy linh hoạt, ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề.
  • Khả năng đàm phán: phân tích mối quan tâm của các bên tham gia đàm phán; phát triển và đánh giá các phương án; đưa ra định hướng đàm phán phù hợp mục tiêu, thống nhất phương án với tất cả các bên tham gia; khám phá ra các cơ hội thu mua.
  • Hướng kết quả: đánh giá ảnh hưởng việc mình làm đến kết quả chung; đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, năng suất.
    Khả năng quản lý đội nhóm sẽ được đánh giá trong phần Năng lực về Con người của Khung đánh giá Năng lực Cá nhân ICB.
    Khả năng quản lý đội nhóm sẽ được đánh giá trong phần Năng lực về Con người của Khung đánh giá Năng lực Cá nhân ICB.

2. Năng lực về thực thi

Loại năng lực này bao gồm các phương thức, công cụ và kỹ thuật cụ thể sử dụng trong dự án, chương trình hoặc danh mục đầu tư để thực hiện thành công. Năng lực về thực thi phụ trách những năng lực liên quan trực tiếp đến cốt lõi dự án.

Trong năng lực thực thi gồm 13 yếu tố:

  • Thiết kế: nhận diện các yếu tố thiết yếu; ứng dụng các kinh nghiệm đã có từ các dự án khác; xác định độ phức tạp và phương án tiếp cận; lựa chọn và thẩm định phương án tiếp cận dự án; thiết kế dự án.
  • Yêu cầu và mục tiêu: nhận diện và chỉ định mức độ quan trọng của các mục tiêu dự án; nhận diện và phân tích nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan; ưu tiên và đưa ra phương án tiêu chuẩn.
  • Hạng mục công việc: xác định thành phẩm bàn giao của dự án; hệ thống phạm vị dự án; nhận định hạng mục công việc của dự án; thiết lập và duy trì hạng mục công việc.
  • Thời gian: tạo lập các công việc cần thiết để hoàn thiện dự án; xác định công sức và thời gian cần thiết cho từng công việc; thiết lập lịch trình và giai đoạn xử lí; giám sát lịch trình thực hiện.
  • Tổ chức và thông tin: tiếp cận và quyết định nhu cầu của các bên liên quan với thông tin và tài liệu; xác định cấu trúc, vai trò và trách nhiệm của từng bên trong dự án; thiết kế luồng thông tin; giám sát và duy trì tổ chức trong dự án.
  • Chất lượng: xây dựng và giám sát việc thực hiện và sửa đổi kế hoạch quản lý chất lượng cho dự án; kiểm soát chất lượng dự án; thẩm định chất lượng dự án.
  • Tài chính: ước lượng chi phí dự án; tạo lập ngân sách dự án; kiểm soát ngân sách dự án; lập báo cáo ngân sách dự án; giám sát tài chính dự án để điều chỉnh sai lệch.
  • Nguồn lực: thiết lập chiến lược nguồn lực cho dự án; xác định số lượng và chất lượng nguồn lực cần thiết; xác định nguồn cung và yêu cầu của họ; phân bổ nguồn lực; đánh giá quá trình sử dụng nguồn lực và điều chỉnh.
  • Thu mua: thống nhất quy trình thu mua; đóng góp vào quá trình lựa chọn nhà cung ứng; đóng góp vào quá trình thương thảo hợp đồng; giám sát quá trình thực thi hợp đồng.
  • Lên kế hoạch và kiểm soát: bắt đầu và thống nhất kế hoạch quản lý dự án; quản lý quá trình chuyển đổi các giai đoạn dự án; giám sát dự án; báo cáo tiến độ dự án; trình duyệt thay đổi của dự án; kết thúc và đánh giá một giai đoạn của dự án.
  • Rủi ro và cơ hội: phát triển khung kiểm soát rủi ro; nhận định rủi ro và cơ hội; đánh giá xác suất tác động của rủi ro và cơ hội; lựa chọn kế hoạch ứng phó rủi ro và cơ hội; đánh giá rủi ro, cơ hội và đưa ra giải pháp.
  • Các bên liên quan: xác định các bên liên quan và phân tích nhu cầu, ảnh hưởng của họ; phát triển và duy trì giao tiếp với các bên liên quan; tương tác với các quản lý cấp cao để nắm bắt mong muốn của các bên; tương tác với các nhân sự thực thi để có sự hợp tác và cam kết của họ; tổ chức và quản lí các mối quan hệ.
  • Thay đổi và cải tiến: đánh giá khả năng thích ứng với sự thay đổi của tổ chức; nhận định các yêu cầu và cơ hội chuyển mình; phát triển chiến lược cải tiến; áp dụng chiến lược quản trị cải tiến.
    Khả năng chuyên môn sẽ được đánh giá trong phần Năng lực Thực thi của Khung Đánh giá Năng lực Cá nhân ICB
    Khả năng chuyên môn sẽ được đánh giá trong phần Năng lực về Thực thi của Khung Đánh giá Năng lực Cá nhân ICB.

3. Năng lực về nhận thức

Loại năng lực này bao gồm các phương thức, công cụ và kỹ thuật một cá nhân tương tác với môi trường, cũng như các lý do khiến con người, các tổ chức và xã hội bắt đầu và ủng hộ dự án, chương trình, hay danh mục đầu tư. Năng lực nhìn nhận sẽ thể hiện trong việc xử lí bối cảnh dự án.

Trong năng lực nhìn nhận bao gồm 05 yếu tố:

  • Chiến lược: phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức; nhận định các cơ hội ảnh hưởng đến chiến lược của tổ chức; phát triển và đảm bảo tính hợp lệ của các hồ sơ; quyết định lựa chọn và đánh giá các yếu tố thiết yếu cho sự thành công; quyết định và đánh giá hiệu suất.
  • Quản trị, cơ cấu và quy trình: hiểu các quy tắc quản trị dự án, quản trị chương trình, quản trị danh mục dự án và cách chúng được thực hiện; thống nhất dự án với những khối phụ trợ; thống nhất dự án với quy trình ra quyết định và yêu cầu chất lượng của tổ chức; thống nhất dự án với nguồn nhân lực; thống nhất dự án với nguồn tài chính và kiểm soát quy trình.
  • Sự tuân thủ, tiêu chuẩn và quy định: nhận định và đảm bảo dự án đáp ứng mọi yêu cầu luật pháp, sức khoẻ, an toàn, chuyên môn, bền vững,…
  • Quyền lực và lợi ích: nắm được mục tiêu phát triển của từng cá nhân và cách chúng ảnh hưởng tới dự án; nắm được ảnh hưởng không chính thức của các cá nhân và tập thể cùng cách chúng ảnh hưởng tới dự án; nắm được phong cách làm việc của từng cá nhân và ứng dụng chúng để đem lại lợi ích cho dự án.
  • Văn hoá và giá trị: nắm được giá trị văn hoá, xã hội và cách chúng ảnh hưởng đến dự án; thống nhất dự án với văn hoá doanh nghiệp; nắm được các văn hoá không chính thống và ảnh hưởng của chúng tới dự án.
Mỗi lĩnh vực năng lực bao gồm các yếu tố riêng được IPMA quy định và giải thích cụ thể trong khung ICB nhằm tạo ra cái nhìn toàn cảnh về các kỹ năng cần thiết cho nhân sự trong ngành.
Mỗi lĩnh vực năng lực bao gồm các yếu tố riêng được IPMA quy định và giải thích cụ thể trong khung ICB nhằm tạo ra cái nhìn toàn cảnh về các kỹ năng cần thiết cho nhân sự trong ngành.

Khung đánh giá năng lực cá nhân ICB giải thích rõ vai trò của từng yếu tố trong việc quản lý dự án, từ đó đưa ra những yêu cầu cần thiết về kiến thức, kĩ năng và khả năng. Qua những yếu tố này, năng lực của nhân sự quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư có thể được đánh giá, bổ sung và cải thiện toàn diện hơn.